Ethanol và methanol là hai dạng cồn phổ biến nhất hiện nay. Cả hai dạng cồn này đều được sản xuất theo phương pháp lên men hoặc chưng cất. Tuy nhiên, vẫn có đại đa số nhận thức rằng Ethanol và Methanol không có sự khác biệt, thậm chí là giống nhau. CÔNG TY TNHH HOA VIỆT CHEMGROUP sẽ có những phân tích cụ thể để các bạn nắm được kiến thức về sự khác nhau giữa Ethanol và Methanol.
Cách phân biệt giữa Ethanol và Methanol
Vì sao giữa ethanol và methanol, hàm lượng methanol trong rượu lại bị lạm dụng nhiều hơn?
Ethanol và methanol đều là những chất ảnh hưởng tới sự kiểm soát các dây thần kinh, chi phối hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn uống phải rượu có hàm lượng methanol cao. Vậy vì sao người ta vẫn sản xuất ra loại rượu có chứa hàm lượng methanol cao?
Trong quá trình lên men rượu từ tinh bột có sản sinh ra các tạp chất, trong đó có cả Methanol. Khi chưng cất, các tạp chất bay hơi trước ethanol, và đặc thù của methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol, vì vậy methanol sẽ được sản sinh ra trước và ra bình chứa sản phẩm trước. Vì vậy, nếu bỏ nước rượu đầu đi thì rượu lấy sau sẽ ít độc hại hơn.
Nhưng, do tiết kiệm và tận dụng nên những đơn vị sản xuất rượu nhỏ lẻ đã dùng nước rượu đầu để pha với các nước rượu sau, cho ra nhiều rượu và có độ rượu cao hơn. Chính vì vậy với những loại rượu rẻ tiền dễ gây hại cho người dùng do có chứa tạp chất và methanol. Nếu rượu được nấu xong và sử dụng luôn thì rất có hại cho cơ thể do vẫn tồn tại hàm lượng methanol khá lớn. Rượu mới chưng cất nên để ít nhất 1 năm trong điều kiện nhiệt độ hợp lý, để khử bớt methanol, như vậy mới đảm bảo độ an toàn khi sử dụng rượu.
Rượu được nấu từ đường sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn, tuy nhiên, các lò nấu rượu thủ công thường dùng mật mía cặn để chưng cất. Trong mật mía cặn có chứa nhiều vụn thân cây mía, đây chính là nguồn cellulose cho ra Methanol trong quá trình sản xuất rượu.
Ngoài ra người ta còn dùng men tàu hay một số loại cồn kém chất lượng để pha chế rượu Vodka. Các nhà sản xuất đường mía thường sản xuất cả cồn, trong đó có cả cồn kém chất lượng từ các loại nguyên liệu tận dụng (mật mía cặn, bã mía). Cồn kém chất lượng được dùng cho mục đích khác, nhưng người ta vẫn mua về để pha chế rượu. Đó là lý do tại sao rượu sản xuất tại các đơn vị nhỏ lẻ sẽ dễ gây ngộ độc đối với người dùng.
Trên đây là những kiến thức về 2 loại cồn công nghiệp Ethanol và Methanol mà CÔNG TY TNHH HOA VIỆT CHEMGROUP muốn các bạn hiểu rõ về đặc tính và sự khác biệt của 2 loại cồn này.