Ngày nay hóa chất đóng vai trò quyết định trong việc làm sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp, không những thế hóa chất còn giúp các nhân viên vệ sinh tiết kiệm được đáng kể thời gian và sức lực trong việc làm sạch tại các tòa nhà. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, và hóa chất cũng không ngoại lệ.
Hóa chất làm sạch
Trong hóa chất làm sạch thì được phân ra làm 3 loại:
- Hóa chất làm sạch thông thường:
Đây là những hóa chất làm sạch có độ pH gần bằng 7. Loại hoá chất này rất dễ sử dụng, ít gây nguy hại đến bề mặt của vật cần làm sạch nên sử dụng trong lau chùi hàng ngày. Đa số hoá chất làm sạch trung tính đều có tác dụng diệt khuẩn với mùi thơm dễ chịu. Khi sử dụng chỉ cần cần pha loãng với nước theo tỷ lệ ghi trên bao bì là được.
- Hóa chất làm sạch cục bộ:
Là hóa chất làm sạch các vết bẩn cứng đầu hay các vết bẩn đặc thù như vết kẹo cao su, vết nước chè, nhựa cây… Khi dùng loại hóa chất này cần phải thận trọng, chỉ sử dụng ở những chỗ cần thiết, không dùng trên các vật liệu nhựa, cao su; vì có mùi khó chịu và khá độc hại nên tránh tẩy rửa trong khu vực quá kín.
- Hóa chất phủ bóng:
Loại hóa chất này sử dụng để phủ lên bề mặt những vật liệu như gạch, gỗ, granite hay kim loại… để giúp bảo vệ bề mặt của vật liệu, tránh trầy xước và ẩm mốc.
- Hóa chất tạo mùi:
Loại hóa chất này được sử dụng nhiều trong những phòng kín như khu vệ sinh hay phòng trải thảm nhằm khử mùi hôi, mùi ẩm mốc và xua đuổi côn trùng.
Tác hại của việc sử dụng sai hóa chất:
Hóa chất sử dụng trong vệ sinh công nghiệp thường rất mạnh đặc biệt là các hóa chất làm sạch cục bộ. Sử dụng sai hóa chất lên các bề mặt không phù hợp cỏ thể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm giảm đi tuổi thọ của bề mặt trong trường hợp đặc biệt hơn với loại hóa chất mạnh mà không được pha chế có thể gây hỏng bề mặt làm sạch. Vì vậy mà nhân viên vệ sinh cần phải nắm rõ được các đầu hóa chất và các pha chế theo tỉ lệ an toàn.
Ngoài tác hại của việc sử dụng sai hóa chất đối với bề mặt làm sạch ra, hóa chất còn ảnh hưởng tới trực tiếp đến con người đó là các nhân viên vệ sinh. Việc không sử dụng các đồ bảo hộ trong khi pha chế có thể khiến cho nhân viên vệ sinh bị chóng mặt, khó thở…. về lâu dài có thể gây ra các bệnh về hô hấp. Ngoài ra khi sử dụng hóa chất tạo mùi với liều lượng cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu đối với cư dân hay nhân viên của tòa nhà.